Giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS năm 2015

1. Cần tiến hành việc cho bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ' tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa như thế nào để vừa bảo đảm quyền của bị can, vừa bảo đảm việc giải quyết vụ án của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng?

Trả lời:

“Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa'" là một trong những quyền của bị can được quy định tại điểm i khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015, nhằm bảo đảm quyền tự bào chữa của bị can theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 và được thực hiện sau khi kết thúc điều tra (khoản 1 Điều 82 BLTTHS năm 2015). Đồng thời, Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/02/2018 quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 02/2018) đã điều chỉnh vấn đề này. Theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2018 thì khi cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại thực hiện việc đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng “phải bảo đảm các yêu cầu về giữ bí mật theo quy định của pháp luật, không gây cản trở và bảo đảm thời hạn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử”. Khi yêu cầu (bằng văn bản) được đọc, ghi chép tài liệu, bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội phải nêu rõ các tài liệu cần đọc, ghi chép để cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết. Cơ' quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi nhận được yêu cầu đọc, ghi chép tài liệu phải căn cứ vào quy định về thời hạn tố tụng và các tài liệu cần đọc, ghi chép để chuẩn bị ngay bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa và thông báo bằng văn bản, trong đó ghi rõ địa điểm, khoảng thời gian hợp lý để bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội có thể đọc, ghi chép tài liệu. Thời gian cho bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội được đọc, ghi chép tài liệu mỗi lần không quá 03 giờ, trong 01 ngày không quá 02 lần (Điều 7 Thông tư liên tịch số 02/2018). Các quy định này nhằm bảo đảm quyền của bị can, vừa bảo đảm yêu cầu giải quyết vụ án đúng theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp chỉ có duy nhất lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có bất kỳ chứng cứ nào khác chứng minh tội phạm thì có căn cứ để xử lý đối với hành vi phạm tội đó hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 BLTTHS năm 2015, lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Do vậy, ngoài lời khai, cần phải căn cứ vào những chứng cứ khác để chứng minh tội phạm; nếu chỉ có duy nhất lời nhận tội của bị can, bị cáo mà không có bất kỳ chứng cứ nào khác chứng minh tội phạm thì không có căn cứ để xử lý đối với hành vi phạm tội đó.

3. VKS thực hiện việc đóng dấu bút lục theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 từ khi nào? Trường họp Kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra thì có phải đóng dấu bút lục của VKS vào biên bản, tài liệu đó hay không?

Trả lời:

3.1. Theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 thì “Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho VKS để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án...”. Điểm a khoản 1 Điều 35 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 04/2018) quy định: “Trước khi chuyển cho VKS biên bản, tài liệu về hoạt động điều tra mà VKS không trực tiếp kiểm sát, biên bản, tài liệu điều tra để VKS kiếm sát việc lập hồ sơ vụ án hoặc hồ sơ đề nghị VKS xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra thì Điều tra viên phải thống kê đầy đủ tên biên bản, tài liệu, ghi số thứ tự trong bản thông kê biên bản, tài liệu và đóng dấu bút lục của Cơ quan điều tra (nhưng chưa đánh số bút lục) vào góc trên bên phải của từng trang biên bản, tài liệu”. Như vậy, VKS thực hiện việc đóng dấu bút lục theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 đối vói các biên bán, tài liệu thu thập được từ khi khởi tố vụ án hĩnh sự. Nếu ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển biên bản, tài liệu sang cho VKS thì VKS có thể đóng dấu bút lục của VKS vào các biên bản, tài liệu này đế thực hiện kiếm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Việc đóng dấu bút lục được thực hiện tương tự như từ sau khi khởi tố vụ án.

3.2. Trường hợp Kiểm sát viên đã trực tiếp kiểm sát hoạt động điều tra thì Cơ quan điều tra không phải chuyền biên bản sang VKS để đóng dấu bút lục của VKS theo quy định tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015.


4. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, nếu không ra quyết định tạm giữ thì Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trả tự do hay lập biên bản trả tự do cho người bị bắt?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 114 BLTTHS năm 2015 quy định: “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điêu tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt...”.

Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định trả tự do cho người bị bắt (việc trả tự do cho người bị bắt phải được xác lập bằng 01 văn bản quyết định tố tụng của cơ quan có thẩm quyền để ghi nhận 01 sự kiện và xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng). Quyết định trả tự do cho người bị bắt được thực hiện theo Mau số 48 ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.

5. Khoản 1 Điều 134 BLTTHS năm 2015 quy định: “Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau”, Vậy thời hạn theo tháng được tính đến 24 giò’ của ngày trùng của tháng sau hay được tính đến 24 giờ của ngày liền kề trước ngày trùng của tháng sau?

Trả lời:

Quy định “Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau” tại khoản 1 Điều 134 BLTTHS năm 2015 cần được hiểu là thời hạn theo tháng được tính đến 24 giờ của ngày trùng của tháng sau (tức là đến 24 giờ của ngày đó mới hết thời hạn), không phải được tính đến 24 giờ của ngày liền kề trước ngày trùng của tháng sau.

Ví dụ: vụ án đặc biệt nghiêm trọng, khởi tố ngày 08/02/2019, thời hạn điều tra là 04 tháng, kể từ ngày 08/02/2019 thì thời hạn hết là đến 24 giờ ngày 08/6/2019. Trường họp gia hạn điều tra thêm 04 tháng thì thời điểm tính gia hạn là kể từ ngày 09/6/2019, thời hạn hết là đến 24 giờ ngày 09/10/2019.

6. VKS có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát đối với việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 160 BLTTHS năm 2015 thì khi kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, VKS có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiếm sát, kiếm sát việc kiếm tra xác minh và việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành hoạt động điều tra. Bộ luật không quy định VKS kiểm sát việc tiếp nhận, trực tiếp kiểm sát, kiểm sát việc xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an nên VKS không có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát đối với việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an. Trường hợp cần thiết, thông qua việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có thể đề nghị với Cơ quan điều tra để có thể phối hợp kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an.

7. Khoản 4 Điều 123 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can là không quá thời hạn điều tra. Theo quy định tại Điều 232 BLTTHS năm 2015 thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải chuyển hồ sơ cho VKS truy tố. Vậy trong thời hạn 02 ngày này, Cơ quan nào có thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can? Nếu trong thời gian này, bị can vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Trả lời:

Điều 31 Thông tư liên tịch số 04/2018 quy định về chuẩn bị kết thúc điều tra vụ án, theo đó: “Chậm nhất 10 ngày đối với vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 15 ngày đối với vụ án rất nghiêm trọng, 20 ngày đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng trước khi kết thúc điều tra hoặc hết thời hạn điều tra vụ án, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp để đánh giá toàn bộ chứng cứ, tài liệu và các thủ tục tố tụng của vụ án, nếu thấy có đủ căn cứ kết thúc điều tra thì thống nhất để Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra kết thúc điều tra vụ án; nếu thấy cần phải tiếp tục điều tra thì báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS để gia hạn thời hạn điều tra, tạm giam bị can theo quy định của BLTTHS”. Như vậy, trước khi kết thúc điều tra hoặc trước khi hết thời hạn điều tra, trong thời hạn nêu trên, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp đánh giá các thủ tục tố tụng của vụ án, trong đó, có việc quyết định, áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Để bảo đảm tính liên tục của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, Cơ quan điều tra và VKS cần phối hợp để việc giao nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được thực hiện khi vẫn còn thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó có biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú nêu trên.

8. Giải quyết như thế nào đối với các vụ án tạm đình chỉ do bị can bị bệnh tâm thần, qua thòi gian theo dõi, giám sát nhận thấy đối tượng không có khả năng phục hồi?

Trả lời:

Đối với vụ án tạm đình chỉ do bị can bị bệnh tâm thần, theo quy định tại Điều 454 BLTTHS năm 2015 và Điều 139 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì việc chữa bệnh bắt buộc đối với bị can bị bệnh tâm thần chỉ chấm dứt khi bị can đã khỏi bệnh (có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về việc khỏi bệnh) và có quyết định đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Sau khi có quyết định đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, các hoạt động tố tụng đã bị tạm đình chỉ có thể được phục hồi theo quy định của BLTTHS.

Trường hợp qua thời gian theo dõi, giám sát nhận thấy bị can không có khả năng phục hồi, Cơ quan điều tra cần trưng cầu giám định tâm thần, nếu kết quả xác định bị can vẫn chưa khỏi bệnh thì cần tiếp tục chữa bệnh. Trường họp việc bắt buộc chữa bệnh kéo dài đến thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP ngày 01/6/2020 quy định phối hợp thực hiện một số điều của BLTTHS về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, theo đó, Cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với VKS trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra mà không phải ra quyết định phục hồi điều tra.


9. Trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai người làm chứng và thu thập chứng cứ đầy đủ. Vậy sau khi khởi tố vụ án có cần lấy lại lời khai của người làm chứng hay không?

Trả lời:

Lời khai của người làm chứng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm là một nguồn chứng cứ, có giá trị pháp lý nếu được thu thập, đánh giá sử dụng đúng theo quy định của BLTTPIS và sẽ được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án.

BLTTHS và các văn bản pháp luật khác không có quy định hạn chế số lần lấy lời khai của người làm chứng. Do vậy, mặc dù trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, Cơ quan điều tra đã lấy lời khai người làm chứng và thu thập chứng cứ đầy đủ nhưng sau khi khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra vẫn có thể lấy lại lời khai người làm chứng đế khẳng định, củng cố chứng cứ hoặc đế làm rõ thêm những nội dung mói, tình tiết mới phát sinh trong quá trình điều tra vụ án.

10. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói hay không? Trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đuợc tiến hành các hoạt động trên thì Kiểm sát viên có phải tham gia để kiểm sát hay không?

Trả lời:

10.1. Khoản 3 Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định:

“3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thầm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tố chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiêm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản”.

Như vậy, ngoài 04 hoạt động cụ thể (khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản) thì khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động mang tính chất chung (thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin).

Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 83 BLTTHS năm 2015 thì: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền: d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân thì “Khi thực hiện việc thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tể chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác mình nguồn tin về tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 147BLTTHS được thực hiện cụ thể như sau: ....2. Tiến hành đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một so hoạt động điều tra của Công an nhân dân thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình theo sự phân công của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quy định tại Chương XVI BLTTHS năm 2015)”.

Trước đây, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT- VKSNDTC ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì Điều tra viên được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng.

Do vậy, mặc dù không được quy định cụ thể tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 nhưng khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói. Tuy nhiên, đây là những biện pháp để kiếm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, không phải là biện pháp điều tra được quy định tại BLTTHS năm 2015.

10.2. Do là những biện pháp được tiến hành để kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, không phải là biện pháp điều tra được quy định tại BLTTHS năm 2015 nên việc tham gia của Kiếm sát viên để kiểm sát các hoạt động này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 160 BLTTHS năm 2015, theo đó, Kiểm sát viên có thể tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào các hoạt động kiểm tra, xác minh trên.

11. A bị khởi tố về tội Giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015, thời hạn điều tra là 04 tháng. Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can A để tạm giam trong thời hạn 04 tháng, thời hạn tạm giam được tính từ ngày bắt được bị can, tuy nhiên khi thi hành lệnh bắt A, phát hiện A bỏ trốn khỏi địa phương, 20 ngày sau Cơ quan điều tra mới bắt được A. Vậy, trong trường hợp này, Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam mới hay tiếp tục sử dụng lệnh bắt A để tạm giam trước đó?

Trả lời:

Trong trường hợp nêu trên cần căn cứ vào việc Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã bị can A hay chưa. Theo đó:

(1) Trường hợp Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã thì lệnh bắt bị can đe tạm giam sẽ không còn hiệu lực, việc bắt A được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 112 BLTTHS năm 2015. Sau khi bắt được bị can A, Cơ quan điều tra sẽ ra lệnh tạm giam mới.

(2) Trường hợp chưa có đủ căn cứ xác định bị can A bỏ trốn để ra quyết định truy nã bị can, đang trong quá trình xác minh, truy bắt thì bắt được A thì Cơ quan điều tra tiếp tục sử dụng lệnh bắt bị can để tạm giam trước đó vì: (1) Lệnh bắt bị can để tạm giam được thi hành kể từ khi VKS phê chuẩn; thời hạn tạm giam được tính từ khi bắt được bị can; (2) Sau khi hết thời hạn điều tra 04 tháng, Cơ quan điều tra hoặc tiếp tục đề nghị gia hạn thời hạn điều tra hoặc kết thúc điều tra chuyển VKS đề nghị truy tố. Do thời hạn tạm giam trong lệnh bắt bị can để tạm giam vẫn còn so với thời hạn điều tra (20 ngày sau mới bắt được bị can) nên nếu cơ quan có thẩm quyền tiếp tục tạm giam đối với bị can thì theo quy định tại khoản 2 Điều 172 BLTTHS năm 2015, Điều 18 Thông tư liên tịch số 04/2018, khoảng thời hạn tạm giam dài hơn được sử dụng tiếp trong trường hợp gia hạn điều tra hoặc trong giai đoạn truy tố của VKS.


12.
Người nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng trong trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và các đồ vật, tài liệu có liên quan khi phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã hoặc khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 146, khoản 3 Điều 111, khoản 3 Điều 112 BLTTHS năm 2015 thì trường họp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và các đồ vật, tài liệu có liên quan khi phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã hoặc khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì cần bàn giao cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành thủ tục xác định có phải là vật chứng hay không. Nếu là vật chứng của vụ án thì theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2017/NĐ-CP) thì những người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án.

13. Cụm từ’ “(nếu có)” tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP chỉ gắn với “đại diện Cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong” hay gắn với cả “người liên quan”'! “Người liên quan” theo quy định tại điểm này gồm những người nào?

Trả lời:

13.1. Điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP quy định: người tham gia mở niêm phong vật chứng gồm: người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có). Cụm từ “nếu có” ở đây cần được hiểu bao gồm đối với cả người liên quan và đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong.

Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP cũng quy định: khi kết thúc mở niêm phong: “Trường hợp người liên quan (nếu có);... không ký vào biên bản mở niêm phong vật chứng, thì người tổ chức mở niêm phong vật chứng lập biên bản ghi rõ lý do với sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong vật chứng. Trong những trường hợp: Người liên quan... không có mặt hoặc không đến, không có lý do chính đáng theo yêu cầu của cơ quan, người tổ chức thực hiện mở niêm phong vật chứng... thì phải lập biên bản ghi rõ lý do và yêu cầu những người tham gia mở niêm phong ký vào biên bản”.

Như vậy, trường hợp xác định có người liên quan thì việc mở niêm phong vật chứng bắt buộc phải có mặt người liên quan. Trong trường hợp này, nếu người liên quan không có mặt hoặc không đến mà không có lý do chính đáng thì người tố chức thực hiện mở niêm phong vật chứng phải lập biên bản ghi rõ lý do về việc đó, yêu cầu những người tham gia mở niêm phong ký vào biên bản và tiến hành việc mở niêm phong vật chứng.

13.2. Điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì khi mở niêm phong, người to chức thực hiện mở niêm phong mời người thân thích của họ hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức mở niêm phong vật chứng chứng kiến’'.

Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 127/2017/NĐ-CP quy định: Trong những trường hợp: Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (hoặc người thân thích, đại diện hợp pháp của họ), người bào chữa không có mặt hoặc không đến, không có lý do chính đáng theo yêu cầu của Cơ quan, người tổ chức thực hiện mở niêm phong vật chứng; vật chứng không có chủ sở hữu hoặc chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp thì phải lập biên bản, ghi rõ lý do và yêu cầu những người tham gia mở niêm phong ký’ vào biên bản.

Như vậy, từ những quy định nêu trên, có thể hiểu "người liên quan” tham gia mở niêm phong vật chứng gồm người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong, như: bị can, bị cáo, chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp vật chứng được niêm phong...

14. Quá trình điều tra về hành vi trộm cắp tài sản của A xảy ra vào ngày 02/12/2019, phát hiện A chính là nguời đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản xảy ra vào ngày 01/01/2015. Vậy còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của A đối với hành vi trộm cắp tài sản xảy ra vào ngày 01/01/2015 không? Nếu Cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra đối với vụ án này rồi thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định: "Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vỉ phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vỉ phạm tội mới”. Như vậy, ngày 01/01/2015, A đã thực hiện hành vi phạm tội và vẫn trong thời hạn 5 năm (ngày 02/12/2019) A lại thực hiện hành vi phạm tội mới (mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản thỏa mãn điều kiện trên 01 năm tù). Do đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của A đối với hành vi phạm tội thực hiện ngày 01/01/2015 được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới - ngày 02/12/2019.

Trường họp Cơ quan điều tra đã đình chỉ điều tra vụ án trộm cắp tài sản xảy ra vào ngày 01/01/2015 vì lý do cho rằng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì VKS yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra đối với vụ án để phục hồi điều tra và nhập vào vụ án mới để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

15. Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ờ những cấp nào? Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ? Hội đồng định giá cấp bộ bao gồm những thành phần nào? Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ được thành lập để thực hiện định giá trong những trường hợp nào?

Trả lời:

Theo Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là Nghị định số 30/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 23/12/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định số 97/2019/NĐ-CP) thì:

15.1. Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở 04 cấp gồm:

- Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Hội đồng định giá theo vụ việc được thành lập ở bộ, Cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là cấp bộ);

- Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

15.2. Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập.

15.3. Thành phần của Hội đồng định giá cấp bộ bao gồm:

- Một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá là Chủ tịch Hội đồng;

- Một cán bộ cơ quan chuyên môn thuộc bộ, Cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá là thành viên Thường trực Hội đồng;

- Thành viên Hội đồng bao gồm: đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn có liên quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá; đại diện các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có). Đối với vụ án có nhiều loại tài sản khác nhau nhưng không thể phân loại được tài sản, thành viên của Hội đồng định giá bao gồm thêm đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tài sản khác còn lại theo yêu cầu cử người của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá quy định tại điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định số 97/2019/NĐ-CP.

Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 97/2019/NĐ-CP đề xuất các thành viên phù họp với đặc điếm của tài sản cần định giá cho từng vụ việc

15.4. Hội đồng định giá theo vụ việc cấp bộ được thành lập để thực hiện định giá trong các trường hợp sau:

- Thực hiện định giá lại trong các trường họp theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP.

- Thực hiện định giá lần đầu đối với tài sản thuộc các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến nhiều cấp và được dư luận xã hội quan tâm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Đối với vụ án có nhiều loại tài sản khác nhau, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm căn cứ vào đặc điếm kinh tế - kỹ thuật của tài sản, yêu cầu của vụ án để phân loại tài sản và thực hiện yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá phù hợp với chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được giao theo các trường họp sau:

+ Trường hợp phân loại được tài sản để tách riêng thực hiện định giá đối với từng nhóm tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá đối với từng nhóm tài sản.

+ Trường hợp không thể phân loại được tài sản, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực đối với một loại tài sản trong số các tài sản của vụ án chủ trì thành lập Hội đồng định giá; riêng trường hợp trong số các tài sản cần định giá có tài sản là đất, quyền sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương chủ trì thành lập Hội đồng định giá (không phân biệt quyền sỏ’ hữu tài sản). Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tài sản khác còn lại có trách nhiệm cử đại diện tham gia làm thành viên Hội đồng định giá theo yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thành lập Hội đồng định giá.


16. Theo quy định tại khoản 1 Điều 274 BLTTHS năm 2015 thì “khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho VKS đã truy tố để chuyển đến VKS có thẩm quyền truy tố”. Vậy VKS có thẩm quyền truy tố có phải ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ hay không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 274 BLTTHS năm 2015 thì: “...VKS đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến VKS có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền".

Theo quy định tại Điều 72 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao thì:

“7. Sau khi kết thúc điều tra vụ án, nếu thấy vụ án không thuộc thẩm, quyền truy tố của mình, thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định chuyển vụ án cho VKS có thẩm quyền truy tố theo quy định tại khoản i Điều 239 BLTTHS. VKS có thẩm quyền truy tố nhận được hồ sơ phải phân công Kiểm sát viên nghiên cứu và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:

a) Nếu đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì ban hành Cáo trạng truy tố bị can ra Tòa án có thẩm quyền xét xử. Nếu Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung thì VKS đã truy tố phải chuyển hồ sơ cho VKS đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra để làm thủ tục trả hồ sơ cho cơ quan đã điều tra và ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thấm, quyền;

b) Nếu không đồng ý với bản kết luận điều tra để nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì chuyển lại hồ sơ cho VKS đã thực hành quyền công tố, kiếm sát điều tra đế làm thủ tục chuyến vụ án cho Cơ quan điều tra có thấm quyền".

Như vậy, sau khi Tòa án trả hồ sơ để truy tố theo thẩm quyền, trường hợp thấy thuộc thẩm quyền truy tố của mình, nếu đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì VKS có thẩm quyền truy tố ban hành cáo trạng mới (thay thế cáo trạng cũ) để truy tố bị can ra Tòa án có thẩm quyền xét xử; nếu không đồng ý với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra thì VKS có thẩm quyền truy tố chuyển lại hồ sơ cho VKS đã thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đế làm thủ tục chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

17. Khiếu nại, tố cáo liên quan đến lực lượng Công an xã trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm có phải là khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 145 BLTTHS năm 2015, hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm là hoạt động tư pháp. Công an xã cũng có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Theo quy định tại Điều 470 BLTTHS năm 2015, các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại trong tố tụng hình sự, giải quyết theo quy định của Chương XXXIII BLTTHS là những quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền, người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 35 BLTTHS năm 2015 và Điều 9 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Công an xã không phải là cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nên khi có khiếu nại, tố cáo thì việc giải quyết không theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự mà theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.


Mới hơn Cũ hơn

Quảng cáo Desktop

CHỦ ĐỀ HÓT