Đánh giá chứng cứ không đầy đủ, còn để lọt tội phạm và người phạm tội trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"

Lãnh đạo, Kiểm sát viên đánh giá chứng cứ không đầy đủ, còn để lọt tội phạm và người phạm tội; Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm còn bị động trong xử lý tình huống tranh tụng tại phiên tòa; Tòa án sơ thẩm tuyên mức án đối với bị cáo còn nhẹ nhưng Viện kiểm sát không kháng nghị hoặc báo cáo kháng nghị kịp thời

Ngày 22/4/2020, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm vụ án Phạm Thị Phi Phượng phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại tỉnh Quảng Ngãi với nội dung chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm số 08/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/8/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tuyên hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 232/HSPT ngày 08/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nắng và Bản án hình sư sơ thẩm số 04/HSST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đế điều tra lại và xử lý vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Vụ THQCT và kiểm sát xét xử hình sự thấy cần thông báo trong Ngành để nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung, cụ thể như sau:

1. Nội dung vụ án và quá trình tố tụng

Ngày 24/7/2006, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) ký Hợp đồng số 03 DQ/2006 với Nhà thầu BFMC, do ông Ban Bong Ho làm Giám đốc thi công khoan hạ cọc thép vào đá gốc-Cảng xuất sản phẩm thuộc Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất (NMLD Dung Quất). Nhà thầu BFMC liên kết vói Công ty cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 69-ANY Hàn Quốc (Công ty ANY69) do ông Jung Tae Sung làm Giám đốc thực hiện hợp đồng.

Tháng 8/2007, Nhà thầu BFMC hoàn thành Hợp đồng số 03 DQ/2006; ngày 25/4/2009 Nhà thầu BFMC và Cienco 1 ký Phụ lục hợp đồng thầu phụ số 01 (cho Họp đồng số 03 DQ/2006), tổng giá trị của Phụ lục họp đồng là 3.658.394,12 USD. Ciencol đã thanh toán cho Nhà thầu BFMC là 2.700.421,29 USD, số còn lại Ciemxrì phải thanh toán cho Nhà thầu BFMC là 754.359,24 USD (bao gồm tiền khối lượng hoàn thành và phí bảo hành công trình). Từ 2009 đến 2012, Nhà thầu BFMC nhiều lần có văn bản đề nghị Ciencol thanh toán công nợ còn lại cho Nhà thầu BFMC, nhưng chưa được giải quyết vì giữa chủ đầu tư (Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất) và Ciencol chưa thống nhất quyết toán.

Phạm Thị Phi Phượng đã từng làm kế toán cho Công ty ANY69 nên biết được Cienco 1 còn nợ Nhà thầu BFMC số tiền phải thanh toán cho những hạng mục Nhà thầu BFMC đã thực hiện tại Ciencol. Cuối tháng 11/2012, Phạm Thị Phi Phượng đến trụ sở Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 tại số 612, La Thành, Hà Nội gặp ông cấn Hồng Lai (Tổng Giám đốc Ciencol) và tự’ giới thiệu là người của ông Jung Tae Sung (đại diện của Nhà thầu BFMC), đề nghị thanh toán công nợ còn lại cho Nhà thầu BFMC. Tổng Giám đốc cấn Hồng Lai đã gợi Nguyễn Mạnh Tiến (Trưởng phòng Ke hoạch - họp đồng của Ciencol) sang phòng làm việc gặp Phượng và giao Nguyễn Mạnh Tiến kiểm tra, xem xét, giải quyết đề nghị của Phượng. Nguyễn Mạnh Tiến cho Phượng số điện thoại của Phan Ngọc Thụy (thời điểm này Thụy được điều động đi làm Trưởng phòng Kế hoạch, Ban điều hành dự án cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý) và nói với Phượng liên lạc với Thụy để làm thủ tục thanh toán; đồng thời Nguyễn Mạnh Tiến điện thoại cho Thụy, trao đổi nội dung: “Cỏ người tên là Phượng, đại diện Nhà thầu BFMC đến Cỉencol đề nghị thanh toán công nợ cho Nhà thầu BFMC và yêu cầu nghiên cứu, đề xuất, xử ỉỷ việc này ”.

Sau đó, Phạm Thị Phi Phượng đã liên lạc với Phan Ngọc Thụy và tự giới thiệu mình là người của Nhà thầu BFMC, yêu cầu Ciencol thanh toán công nợ giúp cho Nhà thầu BFMC và hỏi về số tiền Ciencol còn nợ Nhà thầu BFMC để thanh toán; Thụy cho Phượng biết số nợ khoảng trên 700 nghìn đô la Mỹ và hứa sẽ kiểm tra lại và cung cấp cho Phượng con số chính xác. Khoảng 1 tuần sau, Phượng điện thoại nói dối vói Thụy là Nhà thầu BFMC còn nợ Phượng hơn 20 tỉ đồng và ông Ban Bong Ho Giám đốc Nhà thầu BFMC đồng ý cho Phượng nhận khoản tiền công nợ còn lại của Nhà thầu BFMC để trừ nợ; Phạm Thị Phi Phượng đã nhờ Thụy làm giúp văn bản của Công ty BFMC cùng các thủ tục thanh toán khác để Phượng nhận được tiền của Nhà thầu BFMC và thỏa thuận sẽ chi cho Phan Ngọc Thụy 18% ừên tổng số tiền nhận được. Thụy đồng ý.

Phan Ngọc Thụy dựa vào văn bản trước đây của Nhà thầu BFMC đã gửi Cienco 1 đề nghị thanh toán công nợ, để làm dự thảo công văn của Nhà thầu BFMC với nội dung đề nghị Ban quản lý Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất và Cienco 1 thanh toán số tiền công nợ còn lại là 754.359,24ƯSD cho Nhà thầu BFMC và để trống phần tài khoản chuyển đến và gửi bản dự thảo cho Phạm Thị Phi Phượng qua hộp thư điện tử. Nhận được văn bản dự thảo, Phượng đã đánh máy số tài khoản chuyển đến là tài khoản Công ty TNHH Bến thủy nội địa Haduc (do Phạm Thị Phi Phượng làm Giám đốc) tại Ngân hàng VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn vào phần để trống và sử dụng máy in màu, in và ký giả mạo chữ ký của ông Ban Bong Ho, scan hình dấu của Nhà thầu BFMC để làm ra Công văn BFMC/0268 ngày 01/12/2012. Sau đó, Phượng gửi Công văn BFMC/0268 cho Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất 01 bản chính, fax cho Phan Ngọc Thụy và Nguyễn Mạnh Tiến mỗi người 01 bản.

Sau khi nhận công văn BFMC/0268, Phan Ngọc Thụy đã soạn thảo văn bản, với nội dung: Đề nghị Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất thanh toán công nợ còn lại cho Nhà thầu BFMC số tiền 754.359,24 USD và gửi qua hộp thư điện tử cho Nguyễn Mạnh Tiến. Nhận được bản dự thảo công văn của Thụy, Tiến in và ký nháy trình ông Phạm Quảng Dương - Phó Tổng giám đốc ký, lấy dấu số văn bản là 1122 ngày 4/12/2012; đồng thời Tiến chỉ đạo văn thư chuyển Công văn này đến Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất kèm theo bản photocopy Công văn BFMC/0268 ngày 1/12/2012. Sau đó, Phan Ngọc Thụy đến Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất làm thủ tục thanh toán cho Nhà thầu BFMC, nhưng Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất yêu cầu phải làm lại công văn trên và đề nghị ghi rõ số tài khoản chuyển đến trong nội dung công văn của Cienco 1. Thụy đã dự thảo lại công văn của Ciencol đề nghị Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất thanh toán số tiền 754.359,24 USD cho Nhà thầu BFMC chuyển vào tài khoản Công ty TNHH Bốn thủy nội địa Haduc tại Ngân hàng VCB Chi nhánh Nam Sài Gòn và gửi qua địa chỉ hộp thư điện tử cho Nguyễn Mạnh Tiến và điện thoại trao đổi về yêu cầu của Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất. Tiến in ra ký nháy, trình ông Phạm Quảng Dương ký và lấy dấu, số văn bản là 1143 ngày 06/12/2012 rồi gửi cho Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất, đồng thời fax cho Phan Ngọc Thụy 01 bản.

Vì hợp đồng giữa Cienco 1 và Nhà thầu BFMC quy định tài khoản nhận tiền phải đứng tên Nhà thầu BFMC nên Phòng tài chính kế toán, Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất yêu cầu phải có phụ lục họp đồng thầu phụ thể hiện sự thống nhất giữa Ciencol và Nhà thầu BFMC điều chỉnh tài khoản thanh toán từ tài khoản của Nhà thầu BFMC sang tài khoản của Công ty TNHH Ben thủy nội địa Haduc, mới được thanh toán vào tài khoản Công ty Haduc. Phạm Thị Phi Phượng tiếp tục nhờ Phan Ngọc Thụy làm giúp bản dự thảo phụ lục hợp đồng.

Dựa vào một số phụ lục hợp đồng lưu trong máy, Thụy soạn thảo Phụ lục hợp đồng của Hợp đồng thầu phụ số 03 DQ/2006 ngày *25/12/2012 giữa Ciencol và Nhà thầu BFMC, với nội dung: Hai bên thống nhất số tiền công nợ còn lại của Nhà thầu BFMC được chuyển vào tài khoản của Công ty TNHH Ben thủy nội địa Haduc. Sau đó, Thụy nhờ cán bộ của Ban điều hành dự án cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý dịch sang tiếng Anh để làm thành bản Phụ lục họp đồng song ngữ và gửi vào hộp thư điện tử mphamphiphuong@yahoo.com.vn cho Phạm Thị Phi Phượng. Phượng in, ký giả chữ ký ông Ban Bong Ho và scan hình dấu của Nhà thầu BFMC rồi gửi qua đường hàng không cho Phan Ngọc Thụy 10 bản Phụ lục hợp đồng; Thụy đã gửi qua đường chuyển phát nhanh cho Nguyễn Mạnh Tiến 10 bản phụ lục họp đồng nhận được từ Phượng và điện thoại trình bày với Tiến cần phải có tài liệu này để hoàn thiện hồ sơ thanh toán theo yêu cầu của Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất; Tiến ký nháy, trình ông cấn Hồng Lai ký, lấy số đóng dấu Ciencol và gửi cho Ban Quản lý dự án NMLD Dung Quất.

Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của Ciencol, Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất đã xuất 02 ủy nhiệm chi chuyển vào tài khoản Công ty TNHH Bến thủy nội địa Haduc: Ngày 25/01/2013 chuyển 510.643,51 USD (tương đương 10.629.044.661 đồng) và ngày 23/5/2013 chuyển 206.772,26 USD (tương đương 4.333.946.570 đồng). Tổng cộng số tiền 717.425,77 USD (tương đương 14.962.951.231 đồng) được chuyển vào tài khoản Công ty TNHH Bến thủy nội địa Haduc được Phạm Thị Phi Phượng sử dụng như sau:

- Trả cho Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC 619.000.000 đồng (đây là khoản tiền Nhà thầu BFMC còn nợ Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi PTSC, công ty này đã phát văn bản đến Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất đề nghị thu hồi giúp khi thanh toán tiền cho BFMC).

- Trả cho Công ty Bảo hiểm PVI Nam Trung Bộ 119.000.000 đồng (đây là khoản tiền Nhà thầu BFMC còn nợ Công ty Bảo hiểm PVI Nam Trung Bộ, công ty này đã phát văn bản đến Ban quản lý dự án NMLD Dung Quất đề nghị thu hồi giúp khi thanh toán tiền cho Nhà thầu BFMC).

- Đưa cho Phan Ngọc Thụy tổng cộng là 3,2 tỷ đồng, về số tiền này, Thụy khai có chi bồi dưỡng cho ông cấn Hồng Lai (200.000.000 đồng), ông Giang Xuân Tiến ( 100.000.000 đồng ), ông Phạm Văn Duyên (1.410.000.000 đồng), ông Phí Đắc Hưng (30.000.000 đồng) nhưng nhũng người liên quan không thừa nhận việc đưa, nhận tiền này.

- Số tiền còn lại trong tài khoản Công ty TNHH Ben thủy nội địa Haduc là 9.874.638.231 đồng, Phạm Thị Phi Phượng khai đã trực tiếp hoặc nhờ người thân rút và chi tiêu.

Ngày 07/3/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Cáo trạng số 07/CTr-VKSTC-Vl truy tố bị can Phạm Thị Phi Phưọng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 139, Bộ luật hình sự năm 1999; bị can Phan Ngọc Thụy về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281, Bộ luật hình sự năm 1999.

Bản án hình sự sơ thẩm số 04/HSST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi áp dụng điểm a, khoản 4, Điều 139; khoản 2, Điều 46 ; Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999 tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Phi Phượng 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội quy định tại Điều 31, Hiến pháp năm 2013; Điều 13, Điều 157, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, tuyên bị cáo Phan Ngọc Thụy không phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3, Điều 281, Bộ luật hình sự năm 1999.

Ngày 30/01/2018, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kháng nghị phúc thẩm số 228/QĐ-VKS đối với một phần Bản án hình sự sơ thẩm số 04/HSST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo Phan Ngọc Thụy phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3, Điều 281, Bộ luật hình sự năm 1999.

Ngày 05/02/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Kháng nghị phúc thẩm số 10/QĐ-VC2 đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy Bản án hình sự sơ thẩm số 04/HSST ngày 18/01/2018

của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đế xét xử phúc thấm lại theo hướng hủy án sơ thẩm để điều tra lại về hành vi ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với Nguyễn Mạnh Tiến và hành vi đồng phạm với Phạm Thị Phi Phượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Phan Ngọc Thụy.

Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nang rút toàn bộ Kháng nghị phúc thẩm số 228/QĐ-VKS ngày 30/01/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

Bản án hình sự phúc thẩm số 232/HSPT ngày 08/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang không chấp nhận Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 04/HSST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi: áp dụng điểm a, khoản 4, Điều 139; khoản 2, Điều 46 ; Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1999 tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Phi Phượng 15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và áp dụng Điều 13, Điều 157, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tuyên bị cáo Phan Ngọc Thụy không phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 3, Điều 281, Bộ luật hình sự năm 1999.

2. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

2.1. Lãnh đạo, Kiểm sát viên đánh giá chứng cứ không đầy đủ, còn để lọt tội phạm và người phạm tội trong quá trình THQCT và KSĐT vụ án.

- Tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện Phan Ngọc Thụy có hành vi scan hình ảnh logo của BFMC lên văn bản để đưa cho Phạm Thị Phi Phượng thực hiện hành vi giả mạo chữ ký ông Ban Bong Ho, làm giả Phụ lục Hợp đồng thầu phụ số 03/DQ.2006 ngày 25/12/2012.

Ngoài ra, để chiếm đoạt được số tiền 717.425,77 USD, Phạm Thị Phi Phượng đã hứa hẹn chi cho Phan Ngọc Thụy 18% trên số tiền chuyển đến tài khoản của Công ty TNHH Ben thủy nội địa Haduc và được Phan Ngọc Thụy đồng ý. Thực hiện đề nghị của Phượng, Phan Ngọc Thụy đã thực hiện các hành vi: cung cấp số liệu cồng nợ, hướng dẫn thủ tục thanh toán, soạn thảo văn bản, scan hình ảnh logo của BFMC lên văn bản, làm phụ lục hợp đồng thầu phụ và thực hiện nhiều hành vi khác như đã nêu trên để thanh toán được số tiền 717.425,77 USD chuyển vào tài khoản của Công ty TNHH Ben thủy nội địa Haduc theo đúng yêu cầu của Phạm Thị Phi Phượng; sau khi nhận được số tiền 717.425,77 USD Phạm Thị Phi Phượng đã chỉ đạo người nhà chuyển cho Thụy 3,2 tỷ đồng như đã hứa hẹn trước, Phan Ngọc Thụy đã thừa nhận và khai chi số tiền trên cho nhiều đối tượng có trách nhiệm trong việc thanh toán.

Những hành vi này của Phạm Thị Phi Phượng và Phan Ngọc Thụy có đầy đủ dấu hiệu của tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” cần phải được điều tra làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

- Khi Phạm Thị Phi Phượng đến trụ sở của Cenco 1 trực tiếp đặt vấn đề thanh toán công nợ, Nguyễn Mạnh Tiến đã không kiểm tra thực chất tư cách đại diện cho nhà thầu BFMC của Phượng. Quá trình thẩm định các văn bản liên quan, như văn bản số BFMC/0268 ngày 01/12/2012 có nội dung đề nghị chuyển tiền vào tài khoản của Công ty TNHH Bến thủy nội địa Haduc, Phụ lục của Họp đồng số 03/DQ.2006 ngày 25/12/2012 giữa Cienco 1 với BFMC, Nguyễn Mạnh Tiến không kiểm tra tính xác thực của các văn bản này nhưng vẫn ký nháy để trình Lãnh đạo Cienco 1 ký ban hành. Những văn bản do Nguyễn Mạnh Tiến thẩm định, ký nháy (Phụ lục Hợp đồng số 03/DQ.2006 ngày 25/12/2012, văn bản số 1143/TCT-KHTT ngay 06/12/2012 và văn ban số 1195/TCT-KHTT ngày 17/12/2012) và được ông cấn Hồng Lai (Tổng giám đốc), ông Phạm Quảng Dương (Phó Tổng giám đốc) ký, đóng dấu là căn cứ để Ban QLDA Dung Quất chuyển số tiền 717.425,77 USD đến tài khoản của Công ty TNHH Bến thủy nội địa Haduc để bị cáo Phạm Thị Phi Phượng chiếm đoạt, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho Cienco 1. Hành vi nêu trên của Nguyễn Mạnh Tiến có dấu hiệu của tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng không được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội.

2.2. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm còn bị động trong xử lý tình huống tranh tụng tại phiên tòa; Tòa án sơ thẩm tuyên mức án đối với bị cáo còn nhẹ nhưng Viện kiểm sát không kháng nghị hoặc báo cáo kháng nghị kịp thời.

- Trong quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã không đánh giá đầy đủ, chính xác nội dung các Quyết định số 0402/QĐ- TCT-TCCB-LĐ ngày 19/9/2011 và Quyết định số 0517/QĐ-TCT-TCCB- LĐ ngày 29/9/2011 về việc trưng tập ông Phan Ngọc Thụy; mặc dù, tại phiên tòa đại diện Ciencol không trả lời được lý do phải ban hành hai Quyết định trên đối với Phan Ngọc Thụy khi tham gia giải quyết công việc liên quan đến gói thầu 5B và xin khất trả lời sau, nhưng Kiểm sát viên giữ quyền công tố không kịp thời đề nghị Hội đồng xét xử cho dừng phiên tòa đê triệu tập những người liên quan của Cienco 1 nhằm làm rõ nội dung này. Chính vì vậy, trong phần nhận định của bản án, Hội đồng xét xử sơ thẩm cho rằng tại thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa xác định rõ yếu tố chủ thể của tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cồng vụ” đối với Phan Ngọc Thụy, từ đó tuyên bị cáo Phan Ngọc Thụy không phạm tội này.

- Trong vụ án này, số tiền mà bị cáo Phạm Thị Phi Phượng đã chiếm đoạt của Cienco 1 có giá trị đặc biệt lớn (tương đương 14.962.951.231 đồng). Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thị Phi Phượng khai báo không thành khẩn, không thể hiện sự ăn năn hối cải cũng như chưa khắc phục hậu quả mà bị cáo đã gây ra. Theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 139, Bộ luật hình sự năm 1999 thì người phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải chịu mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Việc Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2, Điều 46 Bộ luật hình sự đối với bị cáo Phạm Thị Phi Phượng, nhưng trong Bản án hình sự sơ thẩm lại không ghi cụ thể nội dung của tình tiết giảm nhẹ được áp dụng để tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Phi Phượng mức án 15 năm tù là nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị cáo. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát nhân dân cấp phúc thẩm không kháng nghị phúc thẩm hoặc không báo cáo kháng nghị giám đốc thẩm về mức hình phạt đối với bị cáo Phạm Thị Phi Phượng.

Trên cơ sở báo cáo đề nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm số 08/VKSTC- V7 ngày 22/8/2019 kháng nghị toàn bộ Bản án hình sự phúc thẩm số 232/HSPT ngày 08/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 232/HSPT ngày 08/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Bản án hình sự sơ thẩm số 04/HSST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi để điều tra lại và xử lý vụ án theo đúng quy định của pháp luật, khắc phục những vi phạm nghiêm trọng nêu trên của Tòa án 2 cấp dẫn đến có sai lầm nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.

Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thông báo để Viện kiểm sát nhân dân các cấp nghiên cứu, rút kinh nghiệm./.

Mới hơn Cũ hơn

Quảng cáo Desktop

CHỦ ĐỀ HÓT